CHÍCH CHÒE STEAM

Hummingbird ESL

Ngữ âm

Toán Tư duy

Tin Tức

>

Tác động và tầm quan trọng của giá trị sống đến trẻ mầm non

Tác động và tầm quan trọng của giá trị sống đến trẻ mầm non

10:30 am


all

Theo “Sách Giáo Dục Giá trị sống và Kỹ năng sống cho trẻ mầm non” của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, giá trị sống đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ, tác động khá lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ.



Trong giai đoạn mầm non, đời sống tình cảm và ý chí của trẻ có những đặc điểm phát triển như:


  1. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn: Việc này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển xúc cảm trong tâm lý trẻ. Trẻ sẽ nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn rồi dần thể hiện xúc cảm của mình trong quá trình tiếp xúc và giao tiếp với người lớn.


  2. Phát triển đời sống tình cảm: Theo kết quả nghiên cứu, trẻ ở độ tuổi này phát triển xúc cảm rất mạnh mẽ như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ.  Nhìn chung, xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng dễ dao động, mang tính chất tình huống, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười.


  3. Phát triển ý chí: Dấu hiệu ý chí xuất hiện đầu tiên từ khi trẻ 18 tháng tuổi nhưng cho đến thời kỳ "khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ mới tự khẳng định được mình trong nhóm bạn bè. Ý thức về "cái tôi” được hình thành giúp ý chí hình thành và phát triển nhanh. 


undefined

Bên cạnh đó, trẻ mầm non còn phát triển ngôn ngữ.


  1. Những cuộc trò chuyện giữa người lớn và trẻ nhỏ khêu gợi những trạng thái cảm xúc tích cực ở trẻ, sự thích thú được giao tiếp với người lớn. Đến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ phát triển các hình thức ngữ pháp, trẻ nói được những câu phức tạp. Ngôn ngữ đã trở thành một phương tiện giao tiếp và phát triển các chức năng tâm lý khác.


  2. Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn.


Ngoài ra, những đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này thông qua đồ vật, đồ chơi như trẻ sẽ lĩnh hội được hành vi ứng xử qua việc tiếp xúc và sử dụng đồ vật, đồ chơi. Tiếp xúc với hình dáng, màu sắc của đồ chơi sẽ tạo nên sự chú ý nơi trẻ, sự tiếp xúc này kích thích phản xạ định hướng của trẻ. 


Từ những yếu tố trên lại hình thành nên tư duy và tưởng tượng của trẻ. Ở giai đoạn 3 tuổi, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, ở trẻ 4 - 5 tuổi, các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác nhau. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế. 


undefined

Mặt khác, ở độ tuổi này, trẻ đã có khả năng nhận lại và nhớ lại các sự vật và hiện tượng. Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ăn... Đồng thời với trí nhớ hình ảnh về đồ vật thì âm thanh ngôn ngữ được trẻ tri giác, hiểu và sử dụng chúng như một phương tiện giao tiếp với những người xung quanh cũng phát triển tuy ở mức độ đơn giản.

Và từ đó xuất hiện tiền đề hình thành nên nhân cách trẻ. Trẻ lên 2 tuổi đã có thể hành động dưới ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp bên ngoài và của những mô hình được giữ lại trong trí nhớ làm cho thế giới nội tâm được hình thành, hành vi của trẻ được cải tiến. Trí nhớ lúc này giúp trẻ tìm thấy vị trí của mình trong thế giới đồ vật và những người xung quanh, trẻ bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. 

Trẻ bắt đầu hình thành cấu tạo tâm lý bên trong và cấu trúc này có tác dụng chi phối hành vi của nó tức là xuất hiện động cơ, tuy nhiên trẻ hành động chưa có động cơ rõ ràng. Trẻ biết tự nhận xét mình dựa theo lời của người lớn và sau đó tự liên hệ mình với các nhân vật trong truyện mà trẻ được nghe kể. Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của người lớn. Mong muốn được khen trở thành nhu cầu và việc trẻ cố gắng để có được lời khen có thể giúp trẻ bỏ được tính xấu, học được tính tốt.


undefined

Với một chuỗi phát triển hình thành tính cách và nhân cách trẻ như vậy, chính là lý do để giáo dục giá trị sống cho trẻ. Giá trị của hòa bình, của tôn trọng, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, yêu thương, khoan dung, giản dị, trung thực, tự do, khiêm tốn, đoàn kết sẽ góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp nơi trẻ. 

Không bao giờ là quá sớm để học về các giá trị, bởi các giá trị được tự thân đứa trẻ xây dựng hàng ngày, hàng giờ, thông qua cảm giác, tri giác, qua giao tiếp, bắt chước, thói quen, định kiến, qua những cách ứng xử xã hội, lối tư duy, hành vi có tính chất truyền thống… qua tất cả những gì xoay quanh, hiện hữu bên trong và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của chính em bé đó. Những giá trị cốt lõi đó, nếu tích cực, có thể nâng đỡ, có thể giúp em dễ dàng hòa nhập, thích nghi, dễ dàng hơn để kiến tạo và truy cầu hạnh phúc nội tâm.


Nguồn: Chích Chòe tổng hợp

TIN NỔI BẬT


TIN LIÊN QUAN


TIN NỔI BẬT